Thiền viện là gì? Khác nhau giữa Chùa, Tịnh Xá, Thiền Viện, Tự Viện, Am

Thiền viện là gì? Bạn có biết rằng trong đạo Phật, có nhiều loại kiến trúc khác nhau để phục vụ cho việc tu hành của tu sĩ? Chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am… là những từ thường được dùng để chỉ những nơi như vậy. Thế nhưng, tại sao lại có những tên gọi khác nhau như vậy, để biết chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện, am khác nhau như thế nào, đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết thiền viện là gì dưới đây.

Thiền viện là gì

Thiền viện là gì

[toc]

Thiền viền là nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ trong đạo Phật. Vậy thiền viện là gì? Mời bạn hãy cùng Hoa Dalat Travel tìm hiểu khái niệm thiền viện là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm Thiền Viện là những ngôi chùa lớn chuyên tu thiền định. Thiền Viện cũng là nơi thờ tự, tu tập của tăng sĩ chuyên tu thiền định với quy mô lớn.
Lợi ích của việc thực hành thiền tại thiền viện Tăng cường sự tập trung, giảm căng thẳng, cải thiện tâm lý,…
Sự khác biệt giữa thiền viện, chùa, và tịnh xá Thiền viện chủ yếu tập trung vào thiền và tu hành, trong khi chùa có thể có nhiều mục đích khác nhau bao gồm cả thờ phật và hoạt động cộng đồng. Tịnh xá thường là nơi tịnh tâm và tu hành độc lập.
Thiền viện nổi tiếng ở việt nam Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt,  Trúc Lâm Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viền là nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ trong đạo Phật

Thiền viền là nơi tu tập của cộng đồng tu sĩ trong đạo Phật

1. Thiền viện là gì?

Chùa là tên gọi chung cho những nơi thờ Phật, tu tập của Phật Giáo ở Việt Nam. Chùa rất phổ biến, vô cùng đa dạng, kiến trúc của các ngôi chùa cũng không giống nhau. Một số chùa nổi tiếng ở Việt Nam là chùa Tam Chúc, Chùa Bái Đính, chùa Linh Phước, chùa Trấn Quốc, Linh Sơn Cổ Tự, Sùng Hưng Cổ Tự, Thới Long Cổ Tự…

Chùa có thể có nhiều hoặc ít tu sĩ, tăng ni, phật tử… Nhưng thiền viện thì khác, thiền viện là những nơi lớn, chuyên về tu thiền định. Thiền viện cũng là nơi thờ Phật, tu tập của tăng sĩ tu thiền định với quy mô lớn. Có những thiền viện có hàng ngàn thiền sinh.

Thiền viện nổi tiếng nhất ở Việt Nam là Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Thiền viện này thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập. Thiền viện được xây dựng từ năm 1993, là một điểm du lịch hấp dẫn của Đà Lạt.

Thiền viện nổi tiếng nhất ở Việt Nam

Thiền viện nổi tiếng nhất ở Việt Nam

Ngoài ra, còn có nhiều thiền viện khác như thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ, thiền viện Trúc Lâm Yên Tử ở Quảng Ninh.

2. Thiền viện với Chùa, tịnh xá, am và tự viện khác nhau thế nào?

Bạn có thắc mắc vì sao cùng là nơi thờ Phật, tu tập của Phật Giáo mà có nơi gọi là chùa, có nơi gọi là tịnh xá, có nơi gọi là thiền viện, am hay tự viện không? Thực ra, đây đều là những tên gọi chung cho những nơi thờ tự, nhưng tùy thuộc vào từng tông phái mà có sự khác biệt. Đạo Phật có lịch sử phát triển hơn 2.500, do đó, việc hình thành nên các bộ phái khác nhau là hoàn toàn bình thường.

Thiền viện với Chùa, tịnh xá, am và tự viện khác nhau thế nào

Thiền viện với Chùa, tịnh xá, am và tự viện khác nhau thế nào

Do đó, tùy theo từng quốc gia, từng vùng miền mà có những tên gọi khác nhau cho những nơi thờ tự. Việt Nam là một quốc gia đa dạng về văn hóa tín ngưỡng, nên cũng có nhiều loại kiến trúc Phật giáo với những tên gọi khác nhau.

Nhìn chung, để hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa chùa, tịnh xá, thiền viện, am và tự viện, chúng ta có thể nhìn vào những điểm sau:

2.1.  Chùa

Chùa

Chùa

Chùa

là nơi thờ cúng và tu học của Phật Giáo, được xây dựng ở nhiều quốc gia khác nhau như Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc… Chùa cũng là nơi tập trung của các sư tăng để sinh hoạt, tu hành, thuyết giảng đạo Phật. Bất kỳ ai, dù theo đạo hay không theo đạo điều có thể đến thăm, nghe giảng kinh tại chùa.

Chùa là từ dịch từ chữ “Tự” trong tiếng Hán, có nghĩa là nơi ở, nơi tiếp khách. Khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, các nhà truyền giáo Ấn Độ được nhà vua mời đến ở các Tự, sau đó xây thêm các Tự khác để các vị cao tăng tu tập, giảng pháp. Từ đó, Tự (chùa) trở thành tên gọi chung của các nơi thờ tự và tu hành của Phật Giáo ở Trung Quốc và các nước lân cận.

Chùa là nơi thờ cúng và tu học của Phật Giáo

Chùa là nơi thờ cúng và tu học của Phật Giáo

Ở Ấn Độ, nơi Phật Giáo ra đời, nơi tu tập của các tu sĩ được gọi là Tinh xá, nơi ở của các tu sĩ được gọi là Tinh thất, nơi ở của Đức Phật được gọi là Hương thất. Những nơi này thường được làm bằng tranh, tre, đất, ít khi được làm bằng gỗ. Đến khi Phật Giáo được truyền vào các nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào… thì nơi thờ tự và tu tập của các tu sĩ được gọi là chùa.

Nhìn chung, hiểu nôm na thì chùa là nơi thờ tự và tu hành của Phật Giáo, tên gọi này phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á. Có từ điển cho rằng, từ chùa xuất phát từ Sanskrit là stùpa tiếng Phạn hay từ Thùpa tiếng Pali, có nghĩa là Tháp. Tại Ấn Độ, đây cũng là nơi cất giữ xá lợi Phật, đồng thời cũng chôn cất, cất giữ tro, cốt của các vị đại sư.

Một số ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến như Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Giác Lâm (TP.HCM), chùa Hương (Hà Nội), chùa Chuông (Hưng Yên, chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình), chùa Mã Tộc (Sóc Trăng), chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)

Chùa Một Cột (Hà Nội)

Chùa Một Cột (Hà Nội)

2.2.  Tịnh xá

Tịnh xá Tịnh xá cũng là một loại công trình kiến trúc Phật giáo, nhưng chỉ dành cho hệ phái Khất Sĩ. Tịnh xá có nguồn gốc từ tiếng Phạn là Vihara, có nghĩa là nơi ở sạch sẽ, thanh tịnh. Đây là nơi các chư tăng tu học, thực hành, thuyết giảng Phật pháp.

Tinh xá là nơi vắng vẻ, thanh tịnh dành cho các chư tăng tu hành, nhập định. Các Tịnh xá thường được xây theo mô hình như sau:

  • Chánh điện có hình bát giác, tượng trưng cho bát chánh đạo, là con đường giải thoát khổ đau
  • Có cổ lầu tứ giác, tượng trưng cho tứ diệu đế, là bốn loại kỳ tích của Đức Phật
  • Ở chánh điện có bốn cột lớn, tượng trưng cho bốn loại chúng sanh trong Phật giáo, là tỳ kheo, tỳ kheo ni, nam cận sự, nữ cận sự
  • Có bệ thờ Phật có ba bậc, tượng trưng cho Tam Vô Lậu Học (Giới, Định, Tuệ) hoặc Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng)
  • Tháp gỗ trên chánh điện có mười ba tầng, tượng trưng cho mười ba bậc tiến hóa tâm linh của chư tăng
  • Trên đỉnh chánh điện có hoa sen và ngọn đèn Chơn Lý, tượng trưng cho sự thanh tịnh cao khiết.
Tịnh xá

Tịnh xá

Tịnh xá thường có nhiều ở miền Tây, nơi có nhiều người Việt gốc Khmer và nhiều ngôi chùa Khmer. Trong chánh điện chỉ thờ một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, không có các tượng Phật, Bồ Tát khác.

Hệ phái Khất Sĩ là một tông phái Phật giáo thuộc Hội Phật giáo Việt Nam. Được thành lập bởi Tổ sư Minh Đăng Quang vào năm 1947 với mục đích “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp”. Hệ phái Khất Sĩ kết hợp giữa hai tông phái Nam tông và Bắc tông của Phật giáo. Họ mặc y phục tam y nhất bát, ăn ngọ như Phật giáo Nam tông, nhưng lại ăn chay và tu theo Ni giới như Phật giáo Bắc tông.

2.3.  Tự viện

Tự viện Tự viện cũng là một tên gọi khác cho các ngôi chùa lớn, có quy mô và vai trò quan trọng trong Phật giáo. Tự viện có nghĩa là chùa viện, là nơi các tăng ni tu học, thuyết giảng, hoằng pháp.

Tự viện cũng là nơi bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa, nghệ thuật, lịch sử của Phật giáo. Ngoài ra, tự viện cũng thường tham gia các hoạt động từ thiện, giáo dục, xã hội. Người đứng đầu tự viện là nhà sư hoặc tu sĩ, thường được xây dựng ở những nơi thanh bình, gần gũi với thiên nhiên.

Tu viện và Tự viện thực chất là một

Tu viện và Tự viện thực chất là một

Tu viện và Tự viện thực chất là một. Tu viện là nơi chuyên tu của tăng, ni. Đây là danh từ để chỉ cho những ngôi chùa lớn. Tu viện rộng lớn, có thể chứa được nhiều tăng ni đến tu tập. Tu viện là những viện chuyên tu, thường là trung tâm tu học lớn theo một tông phái nào đó, có thể là Tịnh độ tông hoặc Thiền tông.

2.4.  Am

Am cũng là nơi thờ Phật, tuy nhiên, các am thường hoạt động riêng lẻ. Nếu như chùa là nơi tu tập, sinh hoạt, thuyết giảng đạo Phật và tu hành của các nhà sư, tăng, ni thì am cũng vậy, chỉ khác là am có quy mô nhỏ hơn.

Từ am có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ban đầu, đây là từ để chỉ những ngôi nhà nhỏ, lợp lá, được dùng để làm nơi cho con cái chịu tang cha mẹ. Sau này, kiến trúc của am được thay đổi, để chỉ nơi có mái tròn, lợp lá, được dùng để làm nơi ở, học tập cho văn nhân.

Am cũng là nơi thờ Phật

Am cũng là nơi thờ Phật

Đến thời nhà Đường, từ Am được dùng để chỉ cho nơi tu hành và thờ Phật của các ni cô. Am có thể được đặt trong các vườn tư gia, kiến trúc của các am khá nhỏ. Am có kiến trúc đơn giản và quy mô không lớn như chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất, tự viện.

Am có thể dược xây dựng tại khu vực ngoài trời, trong nhà,… và thường sử dụng những chất liệu như gỗ, đá,… Bên trong am, có thể là hình ảnh của Phật, hoặc tượng những vị thần linh kèm theo những vật phẩm tín ngưỡng, chẳng hạn như bát hương, đèn, hoa,…

Am thờ mẹ Quan Âm tại nhà

Am thờ mẹ Quan Âm tại nhà

Ngoài ra, trong dân gian, từ Am còn được dùng để chỉ cho ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm, thôn. Có thể kể đến như chùa Mõ là am do công chúa Thiện Thụy lập nên. Đôi khi, am còn dùng để chỉ cho miếu thờ cô hồn ở các bãi tha ma.

3. Một số tên gọi khác

Ngoài những từ như chùa, tịnh xá, am, tự viện, thiền viện, có nhiều thuật ngữ khác để mô tả nơi thờ Phật và tu tập của tăng, ni, bao gồm:

  • Già Lam: Phiên âm từ chữ Phạn “Sanghàràma”, cũng có nghĩa là nơi thờ Phật và là nơi ở của các chư tăng.
  • Tổ Đình: Nơi chỉ cho những ngôi chùa tổ, nơi bắt đầu của một pháp phái, thường có một vị Tổ sư khai sáng.
  • Tùng Lâm: Dịch từ tiếng Phạn là “Vihàra”, cũng có nghĩa là nơi thờ Phật và tăng ni ở.
  • Tịnh Thất: Nơi ở và chuyên tu của một vài hành giả, thường chỉ những nơi có đặc điểm nhỏ, yên tĩnh, ẩn dật.
  • Ni Tự: Chùa dành cho chư Ni, tức là người nữ xuất gia.
có nhiều thuật ngữ khác để mô tả nơi thờ Phật

có nhiều thuật ngữ khác để mô tả nơi thờ Phật

4. Lưu ý để phân biệt chùa, tịnh xá, thiền viện, am và tự viện khác nhau thế nào?

Qua những thông tin trên, việc phân biệt giữa chùa, tịnh xá, thiền viện, am và tự viện trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù đều là các nơi thờ tự và tu tập trong Phật Giáo, nhưng chúng có những đặc điểm và chức năng khác nhau.

Các cơ sở tôn giáo của Phật giáo có thể khác nhau về danh xưng, tuy nhiên, đều có thể gọi là chùa. Đồng thời, để gọi là chùa thì cần có đủ bảy kiến trúc, thường được gọi là Thất đường. Sẽ bao gồm có Chánh điện (Phật điện), giảng đường, chung lâu (lầu chuông), tháp (thờ xá lợi hoặc thờ Phật), tăng phòng (phòng ở của chúng Tăng), tàng kinh các (phòng kinh sách) và thực đường (nhà ăn).

Các tu viện, thiền viện là những ngôi chùa lớn còn các tùng lâm, già lam là những ngôi chùa nhỏ. Trong đó, Tùng lâm và Già lam thường rộng rãi có rừng hoặc vườn cây.

công trình Phật giáo ấn tượng ở Trung Quốc

công trình Phật giáo ấn tượng ở Trung Quốc

Tóm lại, chùa là nơi thờ tự, tu tập của tăng sĩ Phật Giáo. Chùa có 20 vị tăng tu tập trở lên thì gọi là tu viện. Chùa của hệ phái Khất sĩ sẽ được gọi là Tịnh xá. Nơi tu tập lớn của tu sĩ chuyên tu thiền định được gọi là Thiền Viện. Còn am cũng là nơi thờ Phật nhưng thường hoạt động riêng lẻ, có quy mô rất nhỏ.

Trên đây là những chia sẻ để phân biệt chùa, tịnh xá, thiền viện, tự viện và am. Bài viết đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm thiện viện là gì và vai trò của thiền viện trong tín ngưỡng thờ Phật của người Việt. Hy vọng bài viết sẽ là những kiến thức bổ ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi chúng tôi!

Đánh giá bài viết này