Nhà thờ là gì? Kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo thế nào?

Nhà thờ là gì? Nhà thờ Công giáo không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của người Công giáo, mà còn là một biểu tượng của văn hóa và lịch sử của Giáo hội. Nhiều bạn thắc mắc nhà thờ là gì và kiến trúc nhà thờ thiên chúa giáo như thế nào? Bài viết dưới đây Hoa Dalat Travel sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn!

Nhà thờ là gì

Nhà thờ là gì

[toc]

Phần lớn các tôn giáo hay tín ngưỡng trên thế giới đều có những nơi để các tín đồ thực thi các hành vi tôn giáo hay tín ngưỡng của họ. Giáo Hội Công Giáo cũng có nhiều nơi chốn để các tín hữu thể hiện các hoạt động tôn giáo của mình. Vậy nhà thờ là gì? Cùng chúng mình theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm

Nhà thờ được hiểu là một tòa nhà thánh dành riêng cho việc thờ phượng Thiên Chúa, nhà thờ là nơi các tín hữu có quyền vào để thi hành việc thờ phượng Thiên Chúa.

Ý nghĩa của nhà thờ

Nhà thờ là một trong những cơ sở xã hội quan trọng dựa trên yếu tố tinh thần để giáo dục đạo đức theo một niềm tin nhất định, đóng vai trò như là một trung tâm thuyết giáo, nơi hành lễ, cầu nguyện của tín đồ, nơi tổ chức lễ tang, cầu siêu cho những người đã khuất, và một số vai trò khác.

Kiến trúc

Các nhà thờ lâu đời thường theo các phong cách kiến trúc Byzantine, Romanesque, Gothic, Baroque, v.v.

Cấu trúc

Nhà thờ chính, Cung Thánh, Giếng rửa tội, Tòa giải tội, Phòng áo lễ, Phần dành cho những giáo dân dự thánh lễ, có các hàng ghế ngồi, quỳ, Tháp chuông,…

 
Nhà thờ là nơi thờ phụng, cầu nguyện

Nhà thờ là nơi thờ phụng, cầu nguyện

1. Nhà thờ là gì?

Nhà thờ là nơi thờ phụng, cầu nguyện của những người theo các tôn giáo như: Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành…), Hồi giáo, đạo Cao Đài… hoặc phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên.

Nhà thờ Công giáo không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của người Công giáo, mà còn là một biểu tượng của văn hóa và lịch sử của Giáo hội. Trong Kitô giáo, nhà thờ (còn gọi là thánh đường, giáo đường, nhà thánh) là địa điểm để người Kitô hữu cử hành các nghi lễ thờ phượng Thiên Chúa.

kiến trúc tuyệt đẹp của Nhà Thờ

kiến trúc tuyệt đẹp của Nhà Thờ

Mỗi giáo hội Kitô giáo đều có các phong cách, quy định xây dựng nhà thờ riêng, nhưng nhìn chung, bên ngoài nhà thờ phải có một cây thánh giá đặt nơi cao và dễ thấy nhất (thường là đỉnh tháp chuông); bên trong thường gồm hai gian chính: gian cung thánh với trung tâm là cây thánh giá làm nơi cử hành của giáo sĩ và gian giáo dân (có hoặc không có ghế quỳ).

2. Nhà thờ ở Việt Nam có các loại hình nào

Các loại hình nhà thờ ở Việt Nam gồm có:

  • Nhà thờ họ: là nơi thờ cúng tổ tiên theo dòng họ, phổ biến ở cư dân Việt các miền châu thổ
  • Nhà thờ Kitô giáo: (cũng gọi là nhà thánh, thánh đường, giáo đường Kitô giáo) gồm nhà thờ Công giáo và nhà thờ Tin Lành, phổ biến trên cả nước, tập trung tại các thành thị, ven đường quốc lộ, miền biển.
  • Nhà thờ chi: là nơi thờ cúng tổ tiên chia theo chi, nhánh khác nhau.
  • Nhà thờ Hồi giáo (mosque) (còn gọi là thánh đường Hồi giáo) có mặt ở các những vùng có người Chăm ở Nam Bộ, và rải rác một ở nơi khác có người theo tín ngưỡng Hồi giáo sinh sống.
  • Nhà thờ Cao Đài (thường gọi là Thánh thất Cao Đài) có mặt ở một số tỉnh Nam Bộ.
Nhà thờ ở Việt Nam

Nhà thờ ở Việt Nam

3. Ý nghĩa của nhà thờ

Nhà thờ là một trong những cơ sở xã hội quan trọng dựa trên yếu tố tinh thần để giáo dục đạo đức theo một niềm tin nhất định và đóng vai trò như là một trung tâm thuyết giáo, nơi hành lễ, cầu nguyện của tín đồ, nơi tổ chức lễ tang, cầu siêu cho những người đã khuất, và một số vai trò khác.

Mỗi tôn giáo có mô hình kiến trúc nhà thờ riêng, dễ phân biệt với các công trình kiến trúc khác. Ví dụ như nhà thờ của Kitô giáo thường có gắn một thập tự giá bên trên.

Ý nghĩa của nhà thờ

Ý nghĩa của nhà thờ

4. Kiến trúc của nhà thờ thiên chúa giáo

4.1. Xét theo quy mô, kiến trúc nhà thờ thiên chúa giáo có thể phân chia thành

  • Vương cung thánh đường: là những nhà thờ có kỷ niệm đẹp hoặc biến cố tôn giáo quan trọng được Tòa Thánh Vatican phong tặng.
  • Nhà thờ chính tòa: là nhà thờ chính của một giáo phận; nơi đặt ngai tòa của giám mục giáo phận ấy
  • Nhà thờ giáo xứ (nhà thờ xứ): Nhà thờ của giáo xứ. Phần lớn giáo xứ chỉ có một nhà thờ, ở những giáo xứ lớn, các giáo họ trong giáo xứ cũng có thể có nhà thờ giáo họ.
  • Nhà nguyện: thường chỉ dùng riêng cho một cộng đồng nhỏ (tu viện, bệnh viện, dòng tu…)
Kiến trúc của nhà thờ thiên chúa giáo

Kiến trúc của nhà thờ thiên chúa giáo

4.2. Cấu trúc Nhà thờ công giáo

Cấu trúc Nhà thờ công giáo bao gồm những thành phần sau:

Nhà thờ chính: Là nơi diễn ra các nghi lễ thờ phượng: thánh lễ hàng ngày, cầu nguyện, chầu thánh thể, thực hiện các bí tích.

Cung Thánh: Là nơi linh mục chủ tế thực hiện các nghi lễ. Cung thánh thường ở vị trí trang trọng và cao hơn để giáo dân có thể theo dõi thánh lễ.

Cung thánh bao gồm:

  • Bàn thờ: Là nơi quan trọng nhất của nhà thờ, dùng để cử hành phụng vụ Thánh Thể, và thường được làm bằng đá.
  • Giảng đài: Nơi cử hành phụng vụ Lời Chúa, dùng để đọc các bài đọc trong thánh lễ, xướng Thánh Vịnh Đáp Ca, đặc biệt là dùng để công bố Tin mừng, giảng lễ.
  • Ghế chủ tọa: Chỗ ngồi cho vị chủ tế Thánh lễ.

Ngoài ra còn có:

  • Giếng rửa tội: Nơi cử hành bí tích Rửa tội.
  • Tòa giải tội: Cử hành bí tích Hòa Giải.
  • Phòng áo lễ: Là nơi để các linh mục thay áo trước khi cử hành thánh lễ.
  • Phần dành cho những giáo dân dự thánh lễ, có các hàng ghế ngồi, quỳ.
  • Xung quanh nội thất nhà thờ chính luôn có 14 chặng Đàng Thánh giá, là tranh hay tượng mô tả lại Cuộc thương khó của Giêsu.

Tháp chuông: Có thể cùng một kiến trúc với nhà thờ chính hoặc là một kiến trúc độc lập. Thường hạng mục này là cao nhất trong công trình, trên đó có Thánh giá. Nhà thờ đổ chuông để báo giờ lễ cho giáo dân hoặc trong các dịp lễ quan trọng.

Cấu trúc Nhà thờ công giáo

Cấu trúc Nhà thờ công giáo

Các thành phần phụ trợ (có thể có hoặc không)

  • Đài Đức Mẹ
  • Các tượng đài khác
  • Hang đá
  • Nhà xứ, hay nhà mục vụ giáo xứ là nơi hội họp điều hành giáo xứ, cũng có các phòng cho giáo sĩ ở và làm việc.
  • Ngoài ra có thể có các công trình khác như phòng học giáo lý, nhà hài cốt (nơi đặt các hũ tro cốt người chết), nhà sách.

5. Hoạt động của nhà thờ

Nhà thờ Công giáo là nơi sinh hoạt tâm linh của người Công giáo, nơi diễn ra các hoạt động thờ phượng Thiên Chúa, tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh, truyền giáo, dạy giáo lý và công tác bác ái.

Phụng vụ là hoạt động trung tâm của nhà thờ Công giáo. Phụng vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa theo nghi lễ do Giáo hội quy định. Phụng vụ bao gồm các nghi thức Thánh lễ, các Bí tích, chầu Thánh thể, rước kiệu, ngắm Đàng Thánh giá,…

Hoạt động của nhà thờ

Hoạt động của nhà thờ

Thánh lễ là nghi thức quan trọng nhất trong phụng vụ Công giáo. Thánh lễ là việc cử hành bí tích Thánh Thể, trong đó các tín hữu cùng nhau tưởng niệm cuộc khổ nạn, tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.

Dạy giáo lý là việc giáo dục đức tin cho các tín hữu, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên. Dạy giáo lý là một hoạt động quan trọng nhằm giúp các tín hữu hiểu biết và sống theo giáo lý của Giáo hội.

Công tác bác ái là hoạt động giúp đỡ người nghèo khổ, bệnh tật và những người gặp khó khăn. Công tác bác ái là một trong những hoạt động quan trọng của nhà thờ Công giáo, thể hiện tinh thần yêu thương và chia sẻ của người Công giáo.

6. Nhà thờ Công giáo theo Giáo Luật

6.1. Việc xây dựng hay sửa chữa

Giáo Hội quy định: không được xây dựng nhà thờ, nếu không có sự chấp nhận minh nhiên bằng văn bản của Giám Mục giáo phận. Giám Mục giáo phận chỉ nên chấp thuận, nếu sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục và các vị quản nhiệm nhà thờ lân cận, ngài xét thấy là nhà thờ có thể đem lại lợi ích cho các tín hữu, và sẽ không thiếu những phương tiện cần thiết để xây dựng nhà thờ cũng như để thi hành việc thờ phượng Thiên Chúa.

Việc xây dựng hay sửa chữa

Việc xây dựng hay sửa chữa

Ngay cả các hội dòng dù đã được Giám Mục giáo phận chấp thuận cho phép thiết lập nhà mới trong giáo phận hay trong thành phố của ngài, các hội dòng cũng phải có phép của ngài trước khi xây dựng nhà thờ ở một nơi đích xác và nhất định.

Một khi đã bắt tay xây dựng hay sửa chữa nhà thờ, ngoài việc hỏi ý kiến các chuyên viên, phải giữ những nguyên tắc và quy tắc phụng vụ và nghệ thuật thánh.

6.2. Việc cung hiến hay làm phép

Khi một nhà thờ mới được xây dựng xong, cần phải được cung hiến hoặc làm phép để thánh hóa nhà thờ, biến nhà thờ trở thành nơi Thiên Chúa ngự trị. Các nhà thờ, nhất là nhà thờ giáo xứ, đặc biệt là nhà thờ chính tòa, phải được cung hiến cách trọng thể.

Việc cung hiến hay làm phép

Việc cung hiến hay làm phép

Mỗi nhà thờ phải có một tước hiệu riêng và một khi đã được cung hiến thì không được thay đổi tước hiệu này nữa. Trong một nhà thờ đã được cung hiến hay đã được làm phép một cách hợp pháp, thì có thể cử hành tất cả mọi hành vi thờ phượng Thiên Chúa, miễn là vẫn tôn trọng các quyền lợi của giáo xứ.

6.3. Việc chuyển đổi công dụng nhà thờ

Việc chuyển đổi công dụng nhà thờ là một việc hết sức nghiêm trọng, chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp đặc biệt. Nếu một nhà thờ không thể sử dụng vào việc thờ phượng Thiên Chúa bằng bất cứ cách nào và cũng không thể tu bổ được nữa, Giám Mục giáo phận có thể sử dụng nhà thờ đó vào mục đích khác tương hợp.

Việc chuyển đổi công dụng nhà thờ

Việc chuyển đổi công dụng nhà thờ

Việc chuyển đổi công dụng nhà thờ cũng cần được thực hiện một cách thận trọng, tôn trọng tính linh thiêng của nhà thờ. Nơi nào có những lý do nghiêm trọng khác khuyên không nên sử dụng một nhà thờ nào đó vào việc thờ phượng Thiên Chúa nữa, thì Giám Mục giáo phận sau khi đã tham khảo ý kiến của hội đồng linh mục, có thể cho sử dụng vào nhà thờ ấy vào một việc phàm tục tương hợp.

 Việc chuyển đổi công dụng nhà thờ phải có sự đồng ý của những người yêu sách quyền lợi của họ trên nhà thờ ấy hợp lệ, và miễn là không làm thiệt hại đến lợi ích của các tín hữu

6.4. Việc bảo quản nhà thờ

Giáo luật quy định: Các nhà thờ phải được chăm lo, gìn giữ, an toàn, sạch sẽ và mỹ quan, xứng đáng là nhà Thiên Chúa, và loại bỏ những gì không thích hợp với sự thánh thiện của nhà thờ thuộc về tất cả những người có trách nhiệm coi sóc nhà thờ.

Việc bảo quản nhà thờ

Việc bảo quản nhà thờ

Để gìn giữ những đồ thánh quý giá, phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo quản và phải sử dụng những phương tiện an toàn thích hợp.

Nhà thờ là gì? –  không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh của người Công giáo, mà còn là một biểu tượng của văn hóa và lịch sử của Giáo hội. Đây còn là nơi diễn ra các hoạt động thờ phượng Thiên Chúa, tôn kính Đức Trinh Nữ Maria và các thánh, truyền giáo, dạy giáo lý và công tác bác ái. Hy vọng bài viết sẽ là những kiến thức bổ ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi chúng tôi!

Những câu hỏi liên quan thường gặp về chủ đề nhà thờ là gì

Nhà thờ là gì vậy Hoa Dalat Travel?

Nhà thờ Công giáo là nơi thờ phượng Thiên Chúa, là nơi cử hành các nghi lễ phụng vụ và là nơi giáo dân tụ họp. Nhà thờ Công giáo là một nơi linh thiêng, là biểu tượng của sự hiện diện của Thiên Chúa giữa con người.

Công tác bác ái trong nhà thờ như thế nào?

Công tác bác ái trong nhà thờ bao gồm các hoạt động như hỗ trợ người nghèo, thăm viếng người bệnh, và các dự án xã hội. Đây là cách nhà thờ thể hiện lòng nhân ái và tình thương đối với cộng đồng và những người cần giúp đỡ.

Đánh giá bài viết này