Hồ là gì? Sự khác nhau giữa sông và hồ là gì? Các hồ nước nổi tiếng ở Việt Nam

Hồ là gì? Hệ thống sông ngòi, đầm hồ trên thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Vậy đã có bao giờ bạn thắc mắc hồ là gì và sự khác biệt giữa sông và hồ là gì hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi đi khám phá những thông tin thú vị xoay quanh từ khoá này nhé!

Hồ là gì

Hồ là gì

[toc]

Sông và hồ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng không phải ai cũng giải thích chính xác được sông là gì và hồ là gì. Bài viết chi tiết sau đây, Hoa Dalat Travel sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc về sông hồ và cách phân biệt chính xác nhất!

Khái niệm

Hồ là những khoảng nước rộng và tương đối sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định

Có 2 loại hồ

Hồ nước mặn, hồ nước ngọt

Vai trò của hồ

Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…, Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.

Ví dụ

Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)

 >>>XEM THÊM: Thác là gì? Thác nước được hình thành như thế nào?

Hồ nước

Hồ nước

1. Hồ là gì?

Hồ là một vùng địa hình sâu hoặc trũng xuống, thường khá rộng chứ không quá dài để chứa được nước. Người ta cũng có thể tạo ra một số hồ nhân tạo có thể chảy nước đi như là hồ thủy điện, còn trong đa số các trường hợp khác thì nước ở trong hồ sẽ không được lưu thông.

Hồ lớn nhất thế giới hiện nay phải kể đến là hồ Victoria (ở châu Phi), hồ A-ran (ở Châu Á). Còn ở Việt Nam có những hồ nhỏ như là hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, Hồ Tà Đùng,…

hồ nước đẹp lung linh

hồ nước đẹp lung linh

Tác dụng của hồ là điều hoà dòng chảy của sông, từ đó hạn chế tình trạng lũ lụt. Ngoài ra, đây cũng là nơi dự trữ một lượng lớn nước ngọt phong phú hỗ trợ cho việc phát triển thuỷ điện.

Với những hồ tự nhiên đều có phong cảnh đẹp sẽ được con người khai thác thành những khu du lịch sinh thái, góp phần phát triển du lịch của địa phương.

hồ Victoria

hồ Victoria

2. Cách phân loại hồ

Tương tự, hồ được phân loại theo 2 dạng: nguồn gốc hình thành và tính chất của nước.

2.1.  Phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành

  • Hồ móng ngựa (tức là vết tích của khúc sông) là loại hồ được hình thành do khúc sông uốn khúc, theo thời gian thì khúc sông cũ trên dòng chảy sẽ mất đi và tạo đường đi cho sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Chẳng hạn như Hồ Tây ở Hà Nội,…
  • Hồ băng: Là loại hồ được hình thành do băng hà di chuyển và qua quá trình xói mòn mặt đất, đào sâu lớp đất đá mềm và để lại những vùng nước lớn. VD như các hồ ở Canada, Phần Lan,…
  • Hồ miệng núi lửa: Là loại hồ được hình thành trên miệng núi lửa và nước đọng lại
  • Hồ kiến tạo: Đây là hồ được hình thành trong quá trình sụt lún đất do động đất và những mảng kiến tạo chuyển động. VD: các hồ ở Đông Phi,…
  • Hồ nhân tạo: Là các hồ do con người tạo nên, được hình thành bởi con người.

Ở hoang mạc, gió sẽ tạo thành các cồn cát cao, dưới chân cồn cát sẽ tạo thành nơi trũng và nước tụ lại thành hồ, nhưng các hồ này thường rất nông.

Phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành

Phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành

2.2.  Phân loại hồ theo tính chất nước

Ngoài ra, nếu dựa vào tính chất của nước thì hồ còn được chia làm hai loại khác là:

  • Hồ nước ngọt: đây là loại hồ có nhiều nhất trên lục địa. Hồ được hình thành do có dòng nước ngọt chảy qua hoặc do mưa. VD như Biển Hồ, Hồ Ba bể,….
  • Hồ nước mặn: Hồ nước mặn chỉ chiếm thiểu số. Hồ được hình thành do di tích của đại dương bị cô lập giữa lục địa hoặc trước đây là hồ nước ngọt nhưng do khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỷ lệ muối khoáng trong hồ tăng lên.
Phân loại hồ theo tính chất nước

Phân loại hồ theo tính chất nước

3. Sự khác biệt giữa sông và hồ

 

Sông

Hồ

Về khái niệm

Là dòng chảy tương đối thường xuyên trên bề mặt lục địa.

Là 1 lượng nước lớn đọng trên bề mặt lục địa.

Về cấu tạo

Gồm nhiều bộ phận như lưu vực, hạ lưu, phụ lưu…tạo thành hệ thống sông.

Cấu tạo đơn giản hơn sông.

Về diện tích

Sông có lưu vực xác định

Hồ thường không có diện tích nhất định.

 
Sự khác biệt giữa sông và hồ

Sự khác biệt giữa sông và hồ

4. Phân tích lợi ích và tác hại của hồ với môi trường

Dưới đây là những lợi ích và tác hại của hồ, cụ thể:

4.1.  Lợi ích của hồ

Nhờ có hồ thông với sông nên hồ có thể làm thay đổi lưu lượng nước ở sông, điều hòa và cân bằng nước sông trong các mùa khác nhau. Do vậy, khi nước sông dâng cao thì nước sẽ tràn vào các hồ và các đầm.

Còn khi nước sông xuống (vào mùa khô) thì hồ sẽ hỗ trợ để sông đỡ cạn hơn. Ví dụ điển hình đó là Sông MeKong luôn được điều hòa nước nhờ Biển Hồ ở Campuchia.

Lợi ích của hồ

Lợi ích của hồ

Những hồ có diện tích lớn còn hỗ trợ phát triển thủy điện, đồng thời nó còn tạo nên cảnh quan môi trường ấn tượng, thu hút phát triển du lịch như Hồ Ba Bể, Hồ Thác Bà, Hồ Xuân Hương,….

4.2.  Tác hại của hồ

Hệ thống hồ đập, mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tạo ra những tác động sinh thái và tình trạng môi trường đáng chú ý.

Trong hồ có cột nước lớn và phân tầng nước, tầng đáy nghèo oxy dẫn đến quá trình thủy phân hủy sinh khối là quá trình yếm khí. Vì vậy, nó đã tạo ra metan – loại khí nhà kính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Hồ đập tạo ra rào cản đối với sự di cư của nhiều loài cá, đặc biệt là những loài cá di cư như cá hồi, cá da trơn, và cá tráp biển. Điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chúng. Nhiều quốc gia đã áp dụng phương pháp vận chuyển cá di cư ngược dòng bằng xà lan để bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Tác hại của hồ

Tác hại của hồ

Những kim loại nặng như vàng, thủy ngân từ đá phong hóa và xyanua được sử dụng trong những mỏ vàng ở lưu vực phía trên đập tích tụ trong những hồ chứa gây nhiễm độc môi trường nước.

Hồ còn làm giảm lượng phù sa đưa về hạ lưu dẫn đến tình trạng lượng phù sa mất cân bằng và làm xói mòn các bờ sông. Sự suy giảm của phù sa làm ảnh hưởng đặc biệt đến các đồng bằng hạ lưu và cửa sông – nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sóng và thủy triều.

Trong điều kiện địa hình, thủy văn cụ thể có thể hình thành vùng đầm lầy. Đây là nơi thuận lợi cho muỗi phát triển làm phát sinh dịch bệnh. Thông thường đó là vùng thung lũng có độ cao ngang với mực nước trung bình, dễ hình thành bèo trôi nổi hoặc thảm cỏ.

5. Sự khác biệt giữa ao hồ là gì?

Có nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa khái niệm ao và hồ và cho rằng ao và hồ không có gì khác nhau. Nhưng thực chất ao và hồ vẫn có một số điểm khác biệt sau:

hồ và ao khác nhau thế nào

hồ và ao khác nhau thế nào

5.1.  Giống nhau

Cả ao và hồ đều cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật sinh sống và hỗ trợ đa dạng cho các hệ sinh thái thực vật.

5.2.  Khác nhau

Điểm khác biệt cơ bản ở ao và hồ đó chính là độ sâu, cấu trúc của từng vùng nước và tình trạng của nước từ đó ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố. Cụ thể:

Tiêu Chí

Ao

Hồ

Ánh Sáng

Ánh sáng có thể xuyên qua đáy nước

Ánh sáng không thể chiếu xuống đáy nước

Sóng

Ao không có sóng

Hồ có sóng

Thảm Thực Vật

Có thảm thực vật dọc theo bờ ao

Do hồ có sóng nên không thể nhìn thấy thảm thực vật dọc bờ

Ảnh Hưởng Khí Hậu

Thường không ảnh hưởng đến khí hậu, bị ảnh hưởng bởi khí hậu môi trường xung quanh

Hồ có diện tích đủ lớn có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh

 

 

6. Những hồ nước nổi tiếng tại Việt Nam

6.1.  Biển Hồ Pleiku

Biển Hồ hay còn gọi là hồ Tơ Nưng của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Hồ Tơ Nưng là hồ tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên và được người dân gọi là biển trên núi. Bởi nó có thể tạo ra những cơn sóng to khi có gió, và được ví là “đôi mắt Pleiku” vì hồ có nước màu xanh tuyệt đẹp, mênh mông vô tận.

Biển Hồ Pleiku

Biển Hồ Pleiku

Hồ có diện tích khoảng 240ha, được hình thành từ 3 miệng núi lửa cổ và là nguồn nước ngọt khổng lồ cung cấp cho cả thành phố Pleiku.

6.2.  Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một trong hồ tự nhiên lớn nổi tiếng được mệnh danh là “Trái Tim của Đà Lạt” với tổng diện tích lên tới 25ha. Hồ Xuân Hương chính là nguồn cung cấp nước ngọt và nước sinh hoạt chính của người dân nơi đây

Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương

Hồ có hình dạng đặc biệt gần giống vầng trăng lưỡi liềm, gây ấn tượng mạnh với những ai đã từng đến đây tham quan. Khí hậu quanh hồ luôn mát mẻ và tỏa ra mùi hương thơm từ cỏ cây xung quanh nên mọi người mới đặt cho nó cái tên là Hồ Xuân Hương.

6.3.  Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm, hay còn gọi là Hồ Gươm, là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha, chu vi 1,75 km, chiều dài 700 m. Hồ được bao quanh bởi những con phố sầm uất nhất tại Hà Nội như phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thái Tổ, phố Hàng Khay,…

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm là một địa danh lịch sử gắn liền với truyền thuyết Vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng vào thế kỷ XV. Đây cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng của Việt Nam như đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, cầu Thê Húc, Tháp Bút, tượng vua Lý Thái Tổ,…

Hồ Hoàn Kiếm mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Mặt hồ xanh trong, phẳng lặng như gương phản chiếu những tòa nhà cổ kính, những hàng cây xanh mát. Xung quanh hồ là những công trình kiến trúc cổ kính, uy nghiêm, tạo nên một bức tranh thiên nhiên hài hòa, sống động.

Hồ Hoàn Kiếm là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Hà Nội. Nơi đây thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Hồ Hoàn Kiếm không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một biểu tượng của thủ đô Hà Nội, là niềm tự hào của người dân Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về khái niệm hồ là gì. Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã có thể mang lại chút thông tin hữu ích cho bạn đọc để có thể ứng dụng vào làm bài tập cũng như các bài thi để đạt kết quả tốt nhất. Cảm ơn bạn đã luôn theo dõi chúng tôi!

Những câu hỏi liên quan thường gặp về chủ đề hồ là gì

Các đặc điểm của hồ là gì vậy Hoa Dalat Travel?

Các hồ có thể có hình dạng, kích thước, độ sâu, độ trong,… khác nhau. Nước trong hồ có thể là nước ngọt, nước mặn hoặc nước lợ. Hồ có thể có các loài động thực vật sinh sống hoặc không.

Một số hồ nổi tiếng ở Việt Nam?

Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội), Hồ Xuân Hương (Đà Lạt),…

Đánh giá bài viết này